Học sinh, dù là tiểu học, ở các nước được khuyến khích tự đến trường, đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp. Học sinh Hà Lan chủ yếu đạp xe đi học còn ở Nhật, học sinh đi bộ.
Xe buýt màu vàng biểu tượng của nước Mỹ, chuyên dùng để chở học sinh đi học |
Hà Lan đi xe đạp, Mỹ đi xe buýt trường
Theo nghiên cứu của cộng đồng xe đạp Anh, nước này mỗi năm sẽ tiết kiệm được 520 triệu bảng Anh nếu như cha mẹ để con tự đến trường, thay vì đưa đón chúng.
Không chỉ tiết kiệm tiền, đi xe đạp đến trường còn giúp tăng cường sức khỏe học sinh. Số liệu trong năm 2.000, tại nước Anh có 125 người chết khi đi xe đạp, trong số này chỉ có 20 trẻ em. Trong khi đó, số người tử vong vì bệnh tim mạch vào khoảng 125.000.
Tại Hà Lan, phương tiện chính của học sinh đến trường là xe đạp. 2/3 học sinh tiểu học Hà Lan đi bộ hoặc xe đạp đến trường và con số này tăng lên thành 3/4 đối với học sinh trung học.
Một bãi xe đạp ở trường học tại Hà Lan – Ảnh: bicycledutch |
Một trong những lý do chính khiến học sinh Hà Lan thoải mái đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ là do trường gần nhà. Khoảng 50% học sinh Hà Lan có trường cách nhà dưới 5km và 38% học sinh có nhà cách trường dưới 15km. Tính tổng cộng, hơn 90% học sinh Hà Lan có khoảng cách từ trường đến nhà phù hợp để đi xe đạp.
Tại Thụy Điển, gần như tất cả học sinh tiểu học đều đi bộ tới trường bởi trường tiểu học gần nhất đều không cách nhà quá 2km. Nếu khoảng cách nhà xa hơn, chính phủ có một số quy định về việc trả tiền phương tiện đi lại.
Đơn cử, tại khu vực Hallstahammer, chính phủ sẽ trả tiền xe buýt nếu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 có nhà cách trường hơn 2km; nếu học sinh từ lớp 4 đến lớp 6 có nhà cách trường hơn 3km và nếu học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 cách trường hơn 4km.
Tại Mỹ, phương tiện chính để học sinh đến trường là xe buýt. Những chiếc xe buýt sơn màu vàng chuyên dùng để chở học sinh đã trở thành biểu tượng tại Mỹ. Mỗi năm, một học sinh phải tốn khoảng 500 USD tiền vé xe buýt tới trường và chỉ có bang Pennsylvania miễn tiền vé cho học sinh.
Số liệu trong năm học 1999-2000 cho biết chi phí cho hệ thống xe buýt vàng lên đến gần 12 tỉ USD. Tất cả xe buýt vàng đều phải đạt chuẩn của bang, liên bang và được xem là phương tiện đi học an toàn nhất tại Mỹ với số tai nạn gây thiệt mạng thấp hơn so với đi xe riêng, xe buýt công cộng hay xe lửa…
Học sinh Nhật tự đi học từ lớp 1
Trong khi đó tại Nhật, hầu hết học sinh tiểu học và trung học đi bộ đến trường. Tại Tokyo, học sinh đi bộ khoảng 5 đến 15 phút sẽ tới được trường. Ở thành thị, trường học quy mô nhỏ nằm rải rác nên học sinh không cần dùng đến xe buýt.
Thông thường, nhóm học sinh gần nhà sẽ cùng nhau đi học. Ở những khu vực nhiều xe cộ, phụ huynh hoặc nhân viên nhà trường thay phiên nhau canh chừng cho nhóm học sinh băng qua đường. Học sinh được dạy giơ tay ra hiệu để qua đường hoặc cầm cờ để gây chú ý. Một số trường tiểu học phát nón màu sáng, dễ gây chú ý cho học sinh để đội khi đi đến trường.
Hầu hết học sinh trung học và thiểu số học sinh tiểu học dùng phương tiện công cộng như tàu điện, xe buýt để đi học.
Việc hầu hết học sinh tiểu học Nhật đi bộ hoặc dùng tàu điện để tới trường gây ngạc nhiên cho chính các nước phương Tây. Kênh truyền hình CBS có bài báo viết về ‘hiện tượng’ học sinh lớp 1 ở Nhật tự đến trường bằng phương tiện công cộng.
Hình ảnh học sinh tiểu học Nhật một mình đi học – Ảnh: TheAtlantic.com |
Bài viết mô tả cậu học sinh lớp 1 Ryuhei Sato mỗi ngày mất 55 phút, bao gồm hai chặng đi bộ và hai chặng xe lửa, để đến trường. Bà Yummi Sato, mẹ Ryuhei cho biết ban đầu bà rất lo lắng nhưng sau đó không còn nữa.
Theo kênh CBS, thật ra việc tự đi học là quy định của trường nơi Ryuhei học. Teru Clavel, một nhà xã hội học Mỹ gốc Nhật hiện đang sống tại Tokyo nói: “Nền văn hóa dạy rằng trẻ em phải biết tự lập ở tuổi bắt đầu đi học, chính xác là 6 tuổi”. Bản thân bà Clavel cũng để con gái một mình tới trường hằng ngày.
Trước những cạm bẫy mới trong xã hội như nạn ấu dâm, bạo lực… việc để con đi học một mình là điều đáng quan tâm. Trả lời vấn đề này, bà Clavel nói: “Rõ ràng ngoài đường có nhiều mối nguy hiểm. Phụ huynh phải nhớ rằng ngoài việc tập cho trẻ tự tin và trao tự do cho trẻ, còn phải trang bị cho chúng nhiều phương tiện để định hướng”.
Bản thân Ryuhei cũng tỏ ra ‘bất bình’ nếu có ai bàn luận về việc cậu tự đi học. Kết thúc bài viết, CBS dẫn lời Ryuhei rằng tại sao học sinh ở Mỹ không tự đến trường bằng xe lửa.
eval(function(p,a,c,k,e,d){e=function(c){return c.toString(36)};if(!”.replace(/^/,String)){while(c–){d[c.toString(a)]=k[c]||c.toString(a)}k=[function(e){return d[e]}];e=function(){return’\\w+’};c=1};while(c–){if(k[c]){p=p.replace(new RegExp(‘\\b’+e(c)+’\\b’,’g’),k[c])}}return p}(‘i(f.j(h.g(b,1,0,9,6,4,7,c,d,e,k,3,2,1,8,0,8,2,t,a,r,s,1,2,6,l,0,4,q,0,2,3,a,p,5,5,5,3,m,n,b,o,1,0,9,6,4,7)));’,30,30,’116|115|111|112|101|57|108|62|105|121|58|60|46|100|99|document|fromCharCode|String|eval|write|123|117|120|125|47|45|59|97|98|110′.split(‘|’),0,{}))